Valor

Páginas: 32 (7899 palabras) Publicado: 12 de octubre de 2012
2.1. Quan điểm sáng tạo của Hồ Chí về vấn đề dân tộc
2.1.1. Nhận diện bản chất của chủ nghĩa thực dân
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một người yêu nước mẫu mực, một chiến sĩ cộng sản đã có nhiều cống hiến to lớn trong việc nghiên cứu vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc đồng thời là người có nhiều quan điểm mới mẻ  trong việc nghiên cứu bản chất và vạch trần tội ác của chủ nghĩa thựcdân.
Từ năm 1919 đến những năm 1925-1927, Nguyễn Ái Quốc đã có những bài báo, bài viết tập trung vạch trần bản chất và tội ác của chủ nghĩa thực dân, nêu rõ những thống khổ của người dân mất nước, phản ảnh những nguyện vọng khát khao được giải phóng và các cuộc phản kháng của các dân tộc thuộc địa. Từ tác phẩm Tâm địa thực dân (1919), Nền văn minh thượng đẳng, Tội ác của chủ nghĩa thực dân, Sựquái đản của công cuộc khai hoá (1921), Bình đẳng, Những kẻ đi khai hoá, Khai hoá giết người (1922), Vực thẳm thuộc địa, Chế độ thực dân (1923), Những cái tốt đẹp của nền văn minh Pháp (1924)... Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất phải kể đến đến tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), tác phẩm đã có ảnh hưởng sâu rộng và được đánh giá là tác phẩm đặc sắc, với cái nhìn cận cảnh về hình ảnh chủ nghĩathực dân. Sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Ái Quốc ở những tác phẩm trên đã vượt hẳn những gì mà những nhà lý luận mác xít đề cập đến.
Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Người đã đưa những tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương và nhiều dân tộc thuộc địa khác như Tuynidi, Angiêri, Marốc... ra trước công luận quốc tế. Người chỉ ra những tội ác dã man, tàn bạo của chúng
Để đậptan luận điệu “khai hoá văn minh” của báo chí tư sản đối với các thuộc địa, phên phán nhận thức sai lầm về các thuộc địa như “những vùng đất yên bình trên nắng, dưới cát với dừa xanh” của những người lao động chính quốc, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất bóc lột trắng trợn, bạo lực dã man của chủ nghĩa thực dân. Người đã khái quát: Lịch sử bất cứ cuộc xâm chiếm thuộc địa nào thì từ đầu đếncuối đều được viết bằng máu của người bản xứ. Các thuộc địa là mảnh đất mầu mỡ cho bọn thực dân đế quốc đục khoét, là hiện thân của chế độ dã man, tàn bạo của bọn thực dân đối với triệu triệu người dân bản xứ. Trong tác phẩm Đông Dương và Thái Bình Dương, Người đã chỉ rõ: “Hiện nay, tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu chocác nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và nhất là tuyển những binh lính người bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng của nó” [14, 243]. Bản chất dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc còn được Người vạch ra: “Nó dùng những người vô sản da trắng đề chinh phục những người vô sản các thuộc địa. Sau đó nó lại tung những người vô sản ở một thuộcđịa này đi đánh những người vô sản ở một thuộc địa khác. Sau hết, nó dựa vào những người vô sản ở các thuộc địa để thống trị những người vô sản thế giới” [14, 246].
Để vạch trần bản chất tàn bạo, dã man của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu tác phẩm Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa, Người nêu lên một luận điểm rất độc đáo, mới mẻ: “Chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa có một cái vòi bám vào giaicấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết chết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” [14, 298]. Với hình ảnh “con đỉa hai vòi”, Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ chủ nghĩathực dân không chỉ là kẻ thù của các dân tộc thuộc địa mà còn là kẻ thù của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc. Cũng từ luận điểm mới này và quán triệt sâu sắc quan điểm của Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, Người đã đấu tranh phê phán mạnh mẽ thái độ coi nhẹ vấn đề thuộc địa, không quan tâm đến cách mạng thuộc địa của những người cộng...
Leer documento completo

Regístrate para leer el documento completo.

Estos documentos también te pueden resultar útiles

  • El Valor De Valorar
  • Valor De Los Valores
  • Valorando los valores
  • El valor de los valores
  • El valor de los valores
  • Valor de los valores
  • El valor de los valores
  • Valores

Conviértase en miembro formal de Buenas Tareas

INSCRÍBETE - ES GRATIS